Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Việt Nga Hotline: 0937568588

Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Việt Nga Tìm kiếm
Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Việt NgaTài khoản
Bé bú bình sữa bị nổi bọt có sao không?
13/06/2023

Bé bú bình sữa bị nổi bọt có sao không?

Trẻ bú bình có sữa bị nổi bọt thì có sao không là thắc mắc của không ít bậc làm bố mẹ. Nếu có hiện tượng này thì bé có bị ảnh hưởng gì không? Làm cách nào để khắc phục? Phần nội dung dưới đây sẽ giúp các mẹ có câu trả lời và tìm ra cách xử lý phù hợp nhé. 

Tại sao bé bú bình sữa bị nổi bọt?

Có không ít trường hợp mẹ pha sữa cho bé bú bình thì có trường hợp bị nổi bọt bên trong bình sữa. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì? 

Do quá trình pha sữa

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trong bình sữa có nổi bọt là do quá trình mẹ pha sữa lắc bình quá mạnh và lâu. Lúc này, sữa sẽ có hiện tượng sủi bọt do có sự di chuyển của các phân tử sữa va chạm với không khí và hơi nước trong bình. 

Bọt khí này có thể tan biến nhanh trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé bú ngay khi chưa tan hết bọt khí sẽ gây hiện tượng đầy hơi, nấc cụt và nôn trớ. 

Mẹ pha sữa lắc bình quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng nổi bọt.

Do quá trình bé bú bình

Một vài trường hợp khi trẻ bú bình sẽ có hiện tượng hình thành bọt sữa. Đây được gọi là khí thừa. Khi bé mút sữa sẽ có một lượng khí nhỏ sẽ tự động bị hút ngược trở lại để bù đắp cho phần sữa đã bị vơi đi. Chính điều này đã vô tình tạo ra bọt sữa vô hại xuất hiện bên trong bình. 

Khi bé mút sữa có thể tạo ra bọt khí trong bình.

Do chất lượng sữa

Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến hiện tượng sữa bị nổi bọt đó chính là do chất lượng sữa. Sữa sau khi được pha, phân tử sẽ bị biến đổi, tạo ra bọt khí do tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nếu con sử dụng sữa kém chất lượng sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. 

Đặc điểm nhận diện sữa cho bé bị nổi bọt do nguyên nhân này chính là có nhiều bọt khí và đọng lại trong bình ở trạng thái lâu tan, kể cả khi bé đã sử dụng hết lượng sữa ở trong bình. Bố mẹ nên kiểm tra lại chất lượng sản phẩm ngay. 

Sữa kém chất lượng cũng có thể gây nổi bọt khí khi pha.

Sữa nổi bọt trong khi bé bú bình có sao không?

Nếu hiện tượng nổi bọt khí trong sữa khi bé bú bình xảy do quá trình pha sai cách hay xảy ra trong lúc bé mút sữa có thể không gây ra bất kỳ vấn đề gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra các hiện tượng như đầy hơi, nôn trớ, nấc cụt hay trào ngược sữa. 

Còn nếu do chất lượng sữa kém từ ban đầu dẫn đến nổi bọt khí sẽ gây ra những tác động trực tiếp đến sức khỏe. Cơ thể của bé sẽ không được cung cấp hàm lượng dưỡng chất thiết yêu, rối loạn tiêu hóa, táo bón hay những hậu quả khôn lường khác. 

Sữa nổi bọt khí sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của bé.

Cách khắc phục hiện tượng sữa nổi bọt khí khi bé bú bình

Để khắc phục tình trạng sữa bị nổi bọt khi bé bú, bố mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây để áp dụng nhé. 

Pha sữa đúng cách

Nếu sữa cho bé bú bị nổi bọt khí do pha sai cách thì mẹ có thể áp dụng các bước hướng dẫn dưới đây để pha sữa đúng cách: 

  • Cho sữa bột vào cốc trước, nếu thấy sữa bị vón cục thì dùng thìa để tán đều. Cho nước sôi vào khuấy nhẹ để sữa tan hết, tránh bị vón cục và có bong bóng khi. 

  • Sử dụng một chiếc phễu nhỏ để cho sữa vào bình hoặc nghiêng nhẹ miễn bình khi đổ sữa vào để tránh tạo bọt khí. 

  • Chuẩn bị máy pha sữa để pha sữa theo tỉ lệ chuẩn và không có bọt khí. 

Hướng dẫn cách pha sữa đúng cách cho bé

Cho bé bú đúng cách

Bé bú bình sai cách cũng có thể gây hiện tượng nổi bọt và tăng lượng khí đi vào bên trong dạ dày. Để tránh được tình trạng này, mẹ có thể cho bé ti bình theo cách sau: 

  • Mẹ bế bé nằm nghiêng, giữ phần đầu nâng cao trong quá trình cho bú. Với tư thế này, trẻ sẽ bú tốt, bú khỏe và không bị sặc sỡ. 

  • Mẹ cần đặt bình sữa chính xác, nghiêng bình để lấp đầy sữa ở núm ti để không cho không khí lọt vào trong bình. 

  • Kiểm tra và điều chỉnh tốc độ dòng chảy phù hợp với lực mút của bé. 

  • Kiểm tra xem nắp bình đã vặn vừa khí chưa, nếu quá lỏng khí sẽ tràn vào còn quá chật sẽ dẫn đến việc khí không được lưu thông trơn tru. 

Mẹ cho bé ti đúng tư thế sẽ tránh được tình trạng nổi bọt khí.

Thay đổi bình bú

Bên cạnh đó, mẹ nên đổi sang bình sữa phù hợp để con sử dụng, đồng thời giảm bướt lượng khí dư khi trẻ đang ti. Một số gợi ý về cách chọn bình sữa cho bé như sau: 

  • Mẹ nên chọn bình sữa cổ rộng để có thể pha sữa và vệ sinh dễ dàng. 

  • Chọn bình có hệ thống van thông khí để hạn chế tối đa lượng không khí nuốt vào trong bình. Mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm bình sữa Hibee trơn của Hàn Quốc cho con sử dụng. 

  • Kiểm tra núm ti và lựa chọn loại phù hợp với size của bé dùng. 

Chọn bình sữa có góc cạnh hoặc núm ti nghiêng để giúp giữ sữa luôn đầy ở phần núm ti. Điều này giúp bé ngậm hết núm vú trong suốt quá trình bú sữa.

Bình sữa Hibee trơn hiện đang rất được các mẹ ưa chuộng.

Kết luận 

Sữa bị nổi bọt sẽ ảnh hưởng đến việc ti sữa của con. Do đó, phụ huynh nên chú ý về vấn đề này để có thể chăm sóc cho trẻ tốt hơn nhé. 

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

HIBEE là thương hiệu bình sữa và các phụ kiện đi kèm cùng bình sữa nổi tiếng tại Hàn Quốc, được hàng triệu mẹ bỉm tin tưởng lựa chọn cho bé yêu.

Đọc tiếp

Hibee đồng hành cùng bé yêu

Bài viết liên quan

Thư mời tham dự sự kiện Vietbaby Fair - Hà Nội ngày 21 - 23/09/2023

Vietbaby Fair là triển lãm thương mại hàng đầu trong ngành hàng mẹ và bé tại Việt Nam. Đây không chỉ là nơi kết nối giao thương B2B, mà còn là dịp để người tiêu dùng có cơ hội được trải nghiệm thực...

Hướng dẫn sử dụng cọ bình sữa Hibee cho mẹ tập đầu

  Qua khảo sát, đa số mẹ bỉm sữa Việt Nam có xu hướng dùng các loại cọ bình sữa silicone xuất xứ Hàn Quốc vì có nhiều ưu điểm và khả năng làm sạch tốt. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Hib...

Ba tiêu chí chọn bình sữa chống sặc cho bé yêu

Sặc sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng sặc sữa gây nguy hiểm cho bé nếu không được phát hiện kịp thời. Hibee mách mẹ ba tiêu chí chọn bình sữa chống sặc cho trẻ sơ sinh để mẹ tự...

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook